Nhãn

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Công dụng của đậu đen

Công dụng của đậu đen

Đậu đen là loại ngũ cốc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, còn có nhiều tác dụng hay như dưỡng não, bổ thận, giải độc, phòng chống tiểu đường, bệnh tim mạch, làm chậm lão hóa, chữa bệnh gút, bổ tim, giảm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú,… Ngoài ra đây cũng là nguyên liệu chế biến món chè giải khát nổi tiếng, là loại thực phẩm không thể thiếu tại Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng làm rõ về những tác dụng tuyệt vời của đỗ đen, mời bạn đọc tham khảo ngay sau đây.

Đậu đen là?


Đậu đen hay còn gọi là đỗ đen, có tên khoa học là cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. F.) và thuộc họ nhà Cánh bướm Fabaceae.

Đậu đen là một loại hạt rất tốt cho sức khoẻ
Đậu đen là một loại hạt rất tốt cho sức khoẻ


Là loại cây cỏ sống hằng năm, toàn bộ thân không có lông. Lá là lá kép, gồm 3 lá chét có kèm lá nhỏ, mọc so le, lá chét giữa dài và to, 2 lá chét 2 bên nhỏ hơn nhiều. Hoa có màu tím nhạt. Quả tròn, giáp dài, mỗi quả chứa từ 6-12 hạt màu đen. Hạt đậu đen có 2 loại xanh lòng và trắng lòng, loại xanh lòng có nhân màu xanh nhạt.

Về phân bố, thu hái và chế biến


Ở miền Bắc nước ta người ta trồng đậu đen để làm nguyên liệu nấu chè hoặc xôi. Trong đông y, hạt đỗ đen được dùng để điều chế thuốc. Quả thu hoạch vào độ tháng 5-6 hàng năm. Ngoài nước ta, ở Campuchia người ta cũng trồng loại cây này.

Về thành phần hóa học


Vỏ đậu đen chứa chất màu anthoxyanozit. Còn trong hạt chứa 53,3% gluxit, 1,7% chất béo, 24,2% protit và 2,8% tro. Về hàm lượng muối khoáng gồm 354mg% Photpho, 56mg% canxi, 0,06mg caroten, 6,1%mg% sắt, 3mg% vitamin C, 1,8mg vitamin PP, 0,51mg% vitamin B1 và 0,21mg% vitamin B2.

Trong đỗ đen chứa hàm lượng rất cao các axit amin cần thiết: Cứ 100g thì có 0,31g metionin, 0,97g lysin, 1,16g phenylalanin, 0,31g tryptophan, 0,97g valin, 1,09g alanin, 1,11g izoluexin, 1,26g lenxin, 0,75g histidin và 1,72g acginin.

Về công dụng và liều dùng


Bên cạnh việc sử dụng làm thực phẩm như nấu chè, xôi, đậu đen còn được dùng kết hợp với hà thủ ô để điều chế thuốc bổ thận thủy. Thực tế cho thấy những người ăn chè đỗ đen thường có nước tiểu nhiều và trong hơn bình thường, từ đó khẳng định tác dụng bổ thận của loại hạt này. Mỗi người nên ăn từ 20-40g mỗi ngày hoặc hơn.

Đậu đen có rất nhiều công dụng, chẳng hạn như...
Đậu đen có rất nhiều công dụng, chẳng hạn như...

Đậu đen có tác dụng gì?


1. Khả năng giải độc: Chúng ta đều biết sulfites là hoạt chất có trong các loai thực phẩm công nghiệp, với người nhạy cảm với sulfites nó có thể gây ra nhức đầu, tăng nhịp tim, giảm tập trung. Trong đậu đen có chứa molypdenum là thành phần của các enzym oxidase, nó có tác dụng khử độc sulfites rất tốt. Mỗi ngày ăn một chén đỗ đen là có thể đảm bảo 172% molypdenum cần thiết.

2. Cung cấp dinh dưỡng, rất tốt cho nữ giới: Folate và sắt là 2 vi chất rất quan trọng với nữ giới lại có trong hạt đậu đen. Chúng ta đều biết folate (sinh tố B6) tốt cho phụ nữ có thai, nếu thiếu có thể làm thai nhi phát triển bất bình thường, còn sắt thì nguyên liệu phục vụ cho quá trình tạo máu. Bên cạnh đó, các khoảng chất như Magie, Canxi và nhóm sinh tố B trong hạt đỗ đen còn giúp giảm stress, làm giảm các cơn nóng tính của nữ giới ở tuổi mãn kinh.

3. Phòng chống bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa

Ngoài polyphenols là hợp chất phổ biến trong các hạt ngũ cốc, đậu đen còn có thêm các sắc tố anthocyanins, lượng chất chống oxy hóa trong hạt đậu đen cao hơn rất nhiều so với các hạt đậu khác và cao gấp 10 lần trong quả cam.

Mỗi một chén đậu đen có thể cung cấp đủ chất xơ cho một người trong một ngày, đây là chất có khả năng làm giảm và chậm hấp thụ mỡ tại màng ruột, đồng thời kết dính 1 phần muối mật để đào thải ra bên ngoài từ đó giúp hạ cholesterol trong máu hiệu quả. Các chất chống oxy hoa trong đỗ đen còn giúp kháng viêm, loại bỏ chất béo, ngăn chặn sự oxy hóa LDL, khoáng chất Magie và Canxi giúp ổn định tim mạch.

Đậu đen có khá nhiều cách để chế biến thành thức ăn...
Đậu đen có khá nhiều cách để chế biến thành thức ăn...


Do tác dụng kháng viêm và giảm mỡ nên đậu đen có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt, đồng thời hạn chế tối đa các di chứng do căn bệnh này gây ra. Với hàm lượng 53,3% chất đường bột, 24,2% chất đạm và chất xơ, đỗ đen là lựa chọn rất tốt cho người bi tiểu đường.

Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao, hạt đậu đen còn giúp trung hòa các gốc tự do, giảm hư hại DNA, chống thoái hóa tế bào, từ đó hình thành cơ chế làm chậm quá trình lão hóa.

4. Tác dụng bổ thận: Từ xưa, người Trung Quốc và Nhật Bản đã biết sử dụng đậu đen rang để làm thuốc tăng cường chức năng sinh lý, bổ máu và bổ thận. Đông y quan niệm rằng, màu đen của đỗ đen thuộc hành thủy, có liên quan đến thận nên có tác dụng dẫn thuốc về thận.

5. Chữa bệnh goat: Theo quan niệm của Y học cổ truyền Trung Hoa, nước đỗ đen rang có khả năng giải độc, thanh nhiệt, điều hòa ngũ tạng, bớt sưng phù. Đối với người bị bệnh gút nên uống 1 chén nước đậu đen vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và 1 chén buổi tối trước khi đi ngủ trong vòng 30 ngày.

6. Kiềm chế bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú: Trong vỏ đậu đen có chứa flavonoid, là hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, nhất là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

7. Tác dụng bổ tim: Vitanmin B phức hợp và chất kháng viêm trong đỗ đen giúp tăng sự bền bỉ thành mạch máu, giúp giảm cholesterol và triglyceride cho nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

8. Làm đẹp da, tăng mọc tóc, làm đen tóc: Một số bài viết chia sẻ trên mạng về việc ăn đậu đen giúp đen tóc và tăng mọc tóc, giảm thiểu nguy cơ rụng tóc. Còn có một số bài hướng dẫn làm mặt nạ đỗ đen chăm sóc da mặt. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng.

9. Hỗ trợ điều trị huyết áp cao: Như đã trình bày bên trên về khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol xấu, kháng viêm, tăng sức bền thành mạch máu,… đây là những yếu tố cần thiết góp phần giảm thiểu nguy cơ bệnh huyết áp cao.

10. Chữa táo bón, tiểu rắt: Lấy đậu đen rang chín, tỏi đập dập. Cho vào nồi ninh nhừ, uống vào sáng sớm, liên tục nửa tháng.

11. Trị đau nhức xương: Sao vàng đỗ đen ngâm với rượu, cứ 2 ngày uống 1 chén.

12. Trị râu tóc bạc sớm: Lấy hà thủ ô và đậu đen chưng cách thủy trong vòng từ 2-3 tiếng mà dùng. Cũng có thể tán bột đậu đen để uống.

13. Chữa mất ngủ và đâu đầu: Đối với người mất ngủ rang đỗ đen cho nóng vào vỏ gối nằm, khi nguội thì thay lượt đậu khác. Còn những ai đau đầu thì rang đậu đen ngâm với rượu, sau một tuần là có thể uống được, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ.

Có 2 loại đậu đen phổ biến là đậu đen xanh lòng và đậu đen trắng lòng...
Có 2 loại đậu đen phổ biến là đậu đen xanh lòng và đậu đen trắng lòng... 

Những trường hợp kiêng kỵ với đậu đen

Tuy có nhiều tác dụng tốt, nhưng đối với một số trường hợp vẫn nên hạn chế ăn quá nhiều đậu đen, các trường hợp đó bao gồm:

1. Người bị tiêu chảy, chân tay lạnh, viêm loét dạ dày, hoành tá tràng: Không nên uống quá nhiều nước đỗ đen vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

2. Người đang sử dụng các thực phẩm chứa canxi, kẽm, sắt: Vì phytate có trong đỗ đen có tác dụng làm giảm hấp thụ các vi chất này.

3. Không uống lúc quá đói: Có thể gây ra choáng váng, say, dị ứng, làm ảnh hưởng tới dạ dày.

4. Người đang dùng thuốc đông y: Nên hạn chế để công tác điều trị hiện tại được tốt hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều nước đậu đen trong thời gian dài có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng đường ruột, thành ruột, đau dạ dày.

Các món ăn từ đậu đen




Có rất nhiều cách chế biến đậu đen thành món ăn bổ dưỡng và ngon miêng, bạn đọc có thể tham khảo trên mạng như món chè, bánh cơm nếp, xôi, làm sữa, xương bê hầm, trà, bắp tươi hầm, chân giò hầm, món cháo, hầm gà ác, chè hạt sen, bánh rán khoai lang tím,….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét