Giáo Dục Có Đang Thay Đổi Theo Hướng Tốt Hơn?
Nói về nền giáo dục nước nhà, thực sự đã nhiều năm rồi, sự cải tiến của nó không thể hiện được tính tích cực và vẫn còn đang loay hoay với nhiều thử nghiệm mà mỗi năm sẽ là mỗi thế hệ được đưa vào để làm chuột bạch! Chuột bạch cũng không nên đưa làm thử nghiệm, vì tuy là động vật nhưng chúng cũng có cảm xúc, biết đau đớn và sợ hãi, sinh viên học sinh cũng vậy thôi, phải không ạ?
Đính chính lại, em nghĩ, gọi là 'nền giáo dục' nhưng con người mới đích thị là nhân tố quyết định, làm nên mọi điều tích cực hay tiêu cực.
Con người quyết định tất cả, trong trường hợp bất khả kháng thì không kể đến, nhưng thực sự nhìn lại, chúng ta đang sống trong những suy nghĩ bị bó buộc và được áp đặt bởi những vị giáo sư, tiến sĩ ở một tầm với khác với chúng ta, và tuy họ đã từng trải qua cảm giác thời học sinh sinh viên đó, nhưng mỗi thời đại mỗi khác, và cuối cùng chúng ta vẫn phải công nhận rằng: họ chẳng hiểu được chúng ta! Không phải đòi hỏi, mà là phù hợp!
Sinh viên cũng không phải dạng vừa nhé! :)
Giáo dục hiện tại có tốt hơn chưa? |
Có câu nói, mọi sự so sánh đều khập khiễng, ý nói là chúng ta đừng cứ mải mê so sánh chuyện này với chuyện khác, người khác với người khác vì mỗi người, mỗi việc có hoàn cảnh riêng. Nhưng, đứng trên cùng một hệ quy chiếu, có phải là những điều chúng ta so sánh thực chất nằm trong khả năng mà chủ thể bị so sánh có thể làm được không?
Chẳng hạn như, việc một giáo sư trên giảng đường. Có người được yêu thích, có người không được yêu thích. Không phải vì dễ tính hay cho điểm cao là được thích, mà quan trọng là cách cư xử và tâm huyết đặt vào từng lời nói từng hành động để thể hiện như một nhà giáo chân chính! Có lẽ, chúng ta lớn rồi và hiểu rằng điểm số hay sự thoải mái khá cần thiết nhưng nó không phải là nhân tố chủ yếu làm nên một giảng viên thực sự tốt, mà là những tình cảm tâm huyết và cảm hứng truyền cho học sinh sinh viên! Nên chúng ta có thể, thay vì lựa chọn một giảng viên dễ tính và cho điểm cao nhưng hời hợt thì vẫn thích chọn người giảng giải với cảm hứng dồi dào và chuẩn mực hơn phải không, hãy suy nghĩ, đừng lựa chọn một cách tuỳ tiện! Áp lực qua môn có lẽ là một rào cản?
Về vấn đề giảng dạy, giảng viên có quyền không cần mang theo gì cả, nhưng nhất định kiến thức không được thiếu, vì giảng viên đến để hướng dẫn, sửa chữa và cung cấp kiến thức cho sinh viên chứ không phải đến để trình chiếu những cái đã sẵn có mà bất cứ ai cũng có thể đọc được! Phí thời gian! Và lúc đó nên được thay thế bằng những kiến thức có thể sinh viên chưa biết chưa nghe chưa thấy! Google không phải thánh nhân, và càng không bằng một con người thực thụ vì nó không cho chúng ta những kiến thức cần thiết tới phần học nào đó và nên lọc bỏ những gì, đơn giản nó chỉ là cái công cụ đưa cho chúng ta tất cả những thứ liên quan, và chúng ta phải tự chắt lọc, thời gian không đợi chúng ta làm việc đó! Chính giảng viên sẽ giúp chúng ta vì họ đã có kinh nghiệm nghiên cứu và học tập!
Giảng viên nước ngoài, có lẽ, họ đã làm nhiều thứ hơn và lương cũng cao hơn, nên việc giảng dạy miễn phí hay tính phí thì cũng không thu thêm được bao nhiêu, còn mức lương bèo bọt ở nước ta, chỉ mấy triệu? Trung bình chỉ khoảng 6-7 triệu/tháng và chắc chắn giảng viên cũng phải có công việc riêng ở ngoài mới đủ sống! Nhưng, vấn đề ở đây, là trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cũng như là tâm huyết nhà giáo! Cũng ngần ấy thời gian nhưng chất lượng bài giảng của mỗi người lại khác nhau, đó chính là ý thức trách nhiệm, lúc này không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh được nữa!
Tiêu cực và tích cực luôn song hành, nhưng phải làm sao cho cái tiêu cực chỉ là một phần không đáng kể và có thể được lượt bỏ như phần thập phân của số Pi, chứ đừng để có thể tính thành số tự nhiên, nó quá to lớn!
Thực Trạng Giáo Dục?
Giáo dục là huyết mạch nước nhà, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh đất nước nhưng điểm đầu vào lại thấp, không phải là điểm thấp thì không xứng đáng, mà đó là trường hợp vì danh tiếng hay một lý do nào đó không vì sự cống hiến; rồi lương bổng thì thấp, đó là lý do nhiều người đi nước ngoài và không về; những sáng kiến kinh nghiệm được áp đặt nêu ra nhưng chẳng áp dụng và nó trở thành một đống hồ sơ cũ...
Hơi khó nghe, nhưng tư tưởng lỗi thời thì khó lòng tiếp cận được thời đại, có một số vị giáo sư, tiến sĩ luôn cho rằng mình đúng, dĩ nhiên vẫn có người nhận ra phải theo kịp thời đại và đã thay đổi; nhưng sự bảo thủ và đứng ở cương vị trên cao rất khó để cúi xuống mà nhìn thấu hoàn cảnh của sinh viên, tất nhiên không thể hiểu hết, nhưng chỉ một phần thôi cũng đủ rồi!
Điều gì chứng minh một giảng viên tâm huyết? |
Nếu anh thấy những điều đó không phù hợp, em hy vọng anh có thể làm điều gì đó để thay đổi. Đơn giản là ý kiến trong những hội nghị sinh viên, hoặc trực tiếp lên nhà trường, Nhà Điều Hành, Bộ Giáo Dục... hoặc thực tế hơn là chính anh, em, và những bạn khác đứng lên để thay thế những giảng viên chưa thực sự tâm huyết với nghề... :)
Anh tin là có người sẽ lắng nghe chúng ta chứ?
Chén cơm đó không phải chúng ta cướp của họ, mà chính họ đã cầm nó không chắc và không thực sự trân trọng nó!
Giáo dục là phải đi đúng hướng nhất có thể, đừng vì một lý do nào đó mà làm sai đi mục đích trồng người của nó, đó là tội nhân thiên cổ!
Nói đi vẫn phải nói lại, giảng viên chân chính, đáng kính vẫn rất nhiều, chẳng hạn như thầy Vũ Thế Dũng, em biết thầy chỉ có một lần duy nhất, nhưng em cảm nhận được "chất nhà giáo" và "chất dân tộc" của thầy, em nghĩ em không lầm!
Đừng cố gắng rập khuôn theo suy nghĩ người khác, làm gì cũng nên cố gắng suy nghĩ, nếu quyết định của bản thân mà không tự mình nắm giữ thì có phải là đáng trách không ạ, tính trong điều kiện lý tưởng nhé! ^^
Sự ngoan ngoãn quá mức làm chúng ta như một con bù nhìn, chỉ tuân theo mà chẳng biết gì cả! :)
Đó là ý kiến riêng của em, khá non nớt, em nghĩ gì nói đấy, nhưng mong là có một chút gì đó thay đổi!
Người ghét thì sẽ không ít, nhưng người ghét mà thay đổi theo hướng tích cực hơn có lẽ sẽ ít thật! :)
Thay đổi, liệu có bao nhiêu người chấp nhận? |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét